Phân bón hữu cơ là gì?

Việc bón phân cho cây trồng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây. Tuy nhiên, việc chọn lựa phân bón không chỉ phụ thuộc vào thuộc tính của loại cây cụ thể mà còn cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho đất. Trong số các loại phân bón, phân hữu cơ là loại phân đảm bảo đủ hai tiêu chí trên. Vậy phân bón hữu cơ là gì? Có đặc tính như thế nào và tác động như nào đối với cây trồng? Hãy cùng chúng tôi – Smart Bio Việt Nam – tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé!

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là loại phân bón được tạo ra từ các nguồn khác nhau như chất thải của động vật, thân cây, lá cây khô, than bùn hoặc các loại chất hữu cơ từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày, và cả từ những nhà máy sản xuất thủy hải sản. 

Khi sử dụng loại phân bón hữu cơ này, lượng dinh dưỡng trong đất sẽ được cung cấp đầy đủ, giúp cải tạo đất đai làm cho đất trở nên mỡ màng, phì nhiêu và tơi xốp từ đó cây trồng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất vượt trội hơn. Đặc biệt phân hữu cơ hoàn toàn thân thiện với môi trường và không gây hại cho sức khỏe con người.

Phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cải tạo đất hiệu quả

Phân loại phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ có thể được phân loại vào hai nhóm chính:

  • Phân hữu cơ công nghiệp bao gồm phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân hữu cơ khoáng.
  • Phân hữu cơ truyền thống như phân từ rác, phân từ cây xanh, và phân từ chuồng súc vật.

Ưu và nhược điểm của từng loại phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ truyền thống là loại phân được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên. Nguyên liệu chính thường bao gồm phân động vật, rác thải hữu cơ, lá cây khô, chất thải nông nghiệp và nhiều nguồn hữu cơ khác. Những nguyên liệu này sẽ được thu gom và ủ theo phương pháp thủ công.

Phân hữu cơ truyền thống Ưu điểm Nhược điểm
Phân xanh

(có nguồn gốc từ lá và thân cây)

Có tác dụng tốt trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất đai. Sử dụng phân xanh thường mang lại hiệu quả chậm nên chỉ dùng để bón lót. Phân xanh được tạo nên nhờ phương pháp vùi dưới đất để tạo nên quá trình phân hủy. Trong quá trình tạo nên có thể tạo ra các chất độc như CH4, H2S,… Các chất này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng, và có thể gây chết cây con.
Phân rác

(có nguồn gốc từ rơm, rạ lá và thân cây)

– Tiết kiệm chi phi, giúp đất trở nên màu mở, nhiều chất dinh dưỡng.

– Giữ ổn định kết cấu của đất trồng, hạn chế sự xói mòn khô hạn của đất.

– Quá trình chế biến phức tạp, mất nhiều thời gian mà hàm lượng dinh dưỡng thấp.

– Có thể mang nhiều mầm bệnh có hại cho cây trồng.

Phân chuồng

(có nguồn gốc từ chất thải động vật: lợn, trâu, bò,…)

Có chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa trung vi lượng giúp tăng độ màu mỡ, phì nhiêu của đất. – Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên cần bón số lượng lớn, sẽ gây tốn kém chi phí và nhân công

– Chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh có hại cho cây trồng.

Than bùn – Cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất. – Quá trình chế biến phức tạp, đòi hỏi người chế biến phải có kĩ thuật cao.

– Có hàm lượng dinh dưỡng thấp, nên còn bón nhiều vừa gây mất chi phí vùa tốn thời gian.

 

Phân bón hữu cơ công nghiệp

Phân bón hữu cơ công nghiệp sử dụng quy trình công nghiệp để chế biến với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn. Sự tiến bộ của các công nghệ khoa học giúp cải thiện chất lượng và hàm lượng dưỡng chất của phân bón hữu cơ công nghiệp so với phân bón hữu cơ truyền thống.

 

Phân hữu cơ công nghiệp Ưu điểm Nhược điểm
Phân hữu cơ vi sinh – Cung cấp lượng lớn vi sinh cật có lợi cho đất, giúp cân bằng độ ph có trong đất, làm cho đất trở nên tơi xốp hơn, tạo ra môi trường tốt giúp cây phát triển.

– Chuyển hóa các dưỡng chất khó hấp thu sang dạng dễ hấp thu.

– Các thành phần dinh dưỡng trong phân bón không quá đa dạng, chỉ sử dụng cho từng nhóm cây riêng biệt.

– Chi phí đầu tư phân bón tốn kém.

Phân hữu cơ sinh học

 

– Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây trồng, có thể dùng cho mọi giai đoạn phát triển của cây.

– Tăng hiệu quả hấp thu các dưỡng chất của đất.

– Tăng sức đề kháng, sức chống chịu của cây với sâu bệnh

– Mức giá bán của phân hữu cơ sinh học khá cao.
Phân hữu cơ khoáng – Hàm lượng dinh dưỡng cao, cây trồng có thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất có trong phân bón. – Bón phân hữu cơ khoáng trong một thời gian dài sẽ gây hại cho đất và hệ vi sinh vật có trong đất.

 

Các sản phẩm phân bón hữu cơ của SBC được bà con nông dân tin dùng

Phân bón hữu cơ đang ngày càng được ưu tiên sử dụng trên toàn thế giới và nông nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Smart Bio Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến cho bà con nông dân nhiều sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng và hiệu quả cao, góp phần làm phát triển hơn nữa nền nông nghiệp nước nhà.

Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bà con có thể hiểu rõ hơn về các ưu điểm và nhược điểm của các loại phân bón hữu cơ. Từ đó mọi người có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại phân bón sao cho phù hợp với cây trồng của nhà mình. Nếu bà con có nhu cầu mua phân bón hữu cơ, hãy liên hệ với Smart Bio Việt Nam để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé! Chúc bà con có những vụ mùa thành công!

 

Công ty Smart Bio Việt Nam

Website: smartbiovietnam.vn/

Facebook: Smart Bio Việt Nam